Client: Dự án SUSO – Tổ chức CARE International Vietnam
Brief
Từ năm 2018, dự án Đứng lên và Nói ra (Stand up and Speak out – SUSO) – Nâng cao Nhận thức và Tiếng nói của cộng đồng miền núi phía bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được triển khai tại Điện Biên. Dự án do CARE International Vietnam, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT), Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên (CCD Điện Biên), với sự tài trợ của Liên minh châu Âu thực hiện. Dự án hướng đến thay đổi nhận thức của phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số về bạo lực giới cũng như thúc đẩy việc lên tiếng của người bị bạo lực giới và cộng đồng với thực trạng bạo lực giới tại địa bàn.
Sau ba năm hoạt động, dự án đánh dấu những bước chuyển thay đổi nhất định về vấn đề Bạo lực giới trên nhiều khía cạnh. Osmi Media thực hiện tìm đến phỏng vấn các nhân vật. Câu chuyện Bạo lực giới tại đồng bào dân tộc thiểu số mở ra bức tranh toàn cảnh.
Câu chuyện số 1
HỌ KHÔNG CAM CHỊU NỮA
“Dù vợ chồng không có mâu thuẫn gì anh cũng đánh đập. Cứ uống rượu về, say rượu là đánh vợ. Mỗi lần đánh thì thường đánh rất mạnh. Dù chỉ đánh bằng chân tay nhưng cũng khiến mình rất đau. Nhiều lần nhấc mình lên rồi ném xuống đất, lấy chân dẫm đạp mình rồi túm tóc đánh”.
Những tưởng vòng lặp bạo lực giới tăm tối như thế này sẽ không thể thay đổi, những người phụ nữ như chị LTM giờ đã khác. Họ nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: Hạt nhân thay đổi, Tổ hoà giải, cơ quan chức năng. Nhưng sự giúp đỡ lớn nhất đã bắt đầu từ chính họ, những người sẽ không cam chịu nữa mà đứng lên vì chính mình.


Câu chuyện số 2
“CÓ KHI HỌ CẦM CẢ DAO TRONG TAY”
Đây là chuyện của gia đình chúng tôi, các anh chị đừng xen vào. Không ít người bạo hành phản biện như vậy khi các Hạt nhân thay đổi, Tổ hoà giải tìm đến can thiệp. Họ chống trả ác liệt đến mức đôi khi tổ hoà giải phải tạm khống chế kẻ bạo hành, nhờ công an xã đến giải quyết.
“Có khi họ cầm cả dao trong tay”, anh Lường Văn Sy, Tổ trưởng Tổ hoà giải bản Ten, xã Pa Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên chia sẻ.
Đó là một hành trình cần nhiều kiên nhẫn và can đảm. Thế nhưng, những cuộc sống sang trang mới như gia đình chị LTH là lý do để họ tiếp tục cố gắng.
Câu chuyện số 3
“TÔI TƯỞNG HỌ SẼ ĐÁNH CẢ MÌNH”
Sau buổi tuyên truyền, họ đem rượu ra uống. “Tôi đã phải dặn các trưởng bản, công an viên tối đó phải theo dõi các nhà ấy, để có gì kịp can thiệp xử lý”, anh Trần Thanh Hưng chia sẻ.
Trên cương vị Phó Giám đốc Sở Tư pháp Điện Biên, anh Hưng là một trong những nhân vật điển hình trong tham gia phòng chống bạo lực giới. Câu chuyện anh và các cán bộ đang nỗ lực để giảm tình trạng bạo lực giới tại Điện Biên đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về câu chuyện này.


Câu chuyện số 4
“ĐẦU TIÊN LÀ THAY ĐỔI BẢN THÂN MÌNH”
Chị Cà Thị Duyên và anh Lường Văn Hùng là hai trong số nhiều Hạt nhân thay đổi trong dự án SUSO của CARE International Vietnam. Suốt ba năm qua, họ đến từng gia đình, gặp từng người vợ người chồng để trò chuyện, thuyết phục, đôi khi là can thiệp ngay giữa trận căng thẳng, nhằm thay đổi nhận thức của mọi người về vấn đề bạo lực giới.
Đó là một hành trình cần nhiều quyết tâm và sự kiên nhẫn. Nhưng trước hết tất cả, chính bản thân họ là những người cần nhận thức được sự sai trái của hành vi bạo lực, giá trị của bình đẳng giới và trái ngọt từ cuộc sống hoà thuận trên bản làng mình. Họ bắt đầu từ đó, từ việc thay đổi nhận thức chính mình.